Trong lĩnh vực điện dân dụng hay điện công nghiệp, ít nhiều bạn cũng từng nghe nhắc đến hai cụm từ “Ngắn mạch” và “Quá tải”, đây là các sự cố về điện mà bạn nên biết để có những lựa chọn chính xác trong quá trình triển khai lắp đặt, cũng như đưa ra những quyết định xử lý kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng ngắn mạch là gì?
Ngắn mạch là hiện tượng đoản mạch, thường xảy ra phổ biến trên các hệ thống điện. Điều này đồng nghĩa với việc dòng điện không thực hiện đúng hệ quy trình dẫn điện theo hệ thống, mà di chuyển với một khoảng cách ngắn hơn do sự xuất hiện của nhiều sự cố như: Bị rò điện, dây điện bị đứt,…
Hậu quả sự cố này thường xảy ra như sau
– Làm tăng nhiệt độ đột xuất, phá hủy các đặc tính cách điện, hiện tượng này tiếp tục gây ra sự cố khác.
– Xuất hiện lực điện động lớn, gây phá hủy kết cấu của thiết bị, chập cháy nổ
Một lưu ý nhỏ là nếu không xử lí hiện tượng ngắn mạch và giải phóng điện kịp thời, sẻ gây ra hư hỏng toàn bộ hệ thống điện, gây thiệt hại không ít về chi phí khắc phục và nguy hiểm hơn là gây tác hại đến con người
Phân loại một số hiện tượng ngắn mạch
Sự cố ngắn mạch có thể chia ra nhiều loại như:
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính
- Ngắn mạch 2 pha nghĩa là pha nóng và pha nguội chập lại với nhau đồng thời chạm đất.
- Ngắn mạch 3 pha nghĩa là 3 pha chập lại 1.
Trong ba hiện tượng trên thì ngắn mạch ba pha đặc biệt nguy hiểm.
Một số nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch
- Do thời tiết xấu gây mưa bão, ngã cột điện khiến dây chạm vào nhau, hoặc sét đánh gây phóng điện.
- Do sự chủ quan của con người, thực hiện đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất.
- Lớp cách điện của thiết bị hoặc vật liệu dẫn điện bị hỏng.
Cách khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện
- Tắt ngay nguồn điện
- Kiểm tra các thiết bị điện
Xem thêm: CÁCH CHỌN ĐÈN LED PHA CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI
2. Hiện tượng quá tải là gì?
Quá tải điện là hiện tượng dòng điện vượt quá định mức cho phép của thiết bị và dây dẫn. Khi đó xảy ra hiện tượng ngắt nguồn cấp. Trong một số trường hợp có thể gây nên cháy nổ, chập điện làm hư hỏng thiết bị điện.
Khi bị quá tải, giá trị điện áp có thể bị giảm nhưng chắc chắn sẽ không rơi vào giá trị 0.
Nguyên nhân dẫn đến quá tải
- Sử dụng 1 ổ cắm cho quá nhiều thiết bị: theo các tiêu chuẩn thiết kế điện thông thường một ổ cắm điện có 8 cổng, và tổng tải chịu tối đa khoảng 3000W. Tuy nhiên, thực tế nhiều hộ gia đình ít lưu ý vấn đề này nên tự ý chia ra nhiều ổ cắm khác để sử dụng được nhiều thiết bị hơn dẫn đến quá tải.
- Sử dụng dây dẫn điện không đủ tải: Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc làm tăng công suất sử dụng. Do đó, nếu sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ hoặc dây dẫn có hiệu quả dẫn điện thấp thì khi đó công suất nguồn quá cao. Có thể dễ dàng gây nên hiện tượng quá tải.
- Lắp đặt Aptomat không đủ tải: Việc tính toán sai dòng phụ tải trong gia đình dẫn đến việc lựa chọn CB hoặc aptomat sai giá trị định mức. Bạn biết đấy, Aptomat là thiết bị bảo vệ nguồn điện trong gia đình, nếu giả sử bạn khởi động cùng lúc nhiều thiết bị sẽ làm công suất tăng đột ngột gây ra hiện tượng quá tải.
Cách phòng chống hiện tượng quá tải
- Hãy chọn CB (Amtomat) đúng.
- Lắp đặt, sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cho từng thiết bị.
- Hãy sử dụng ổ cắm điện đúng cách, không tùy tiện chia nhỏ ra nhiều ổ cắm khác mà không hiểu rõ hoặc không được Nhân viên kỹ thuật hướng dẫn trước đó.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng.
Dựa vào những khái niệm ngắn mạch và quá tải trên chắc hẵn bạn cũng tìm ra điểm khác của hai hiện tượng này. Từ đó bạn có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn thiết bị điện phù hợp cũng như có biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố chập cháy có thể xảy ra.
Xem thêm: CÁCH CHỌN ĐÈN LED PHA CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI
Ib hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ mua hàng.