Rơ le được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong sinh hoạt, công nghiệp điện tử như tủ điện công nghiệp, tủ điện âm tường, tủ lạnh, tủ điều khiển,… Thiết bị này thường được dùng để giám sát hoặc ngắt điện cho máy móc công nghiệp, đảm bảo an toàn khi dòng điện quá tải. Để có thể hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, Thiết bị điện Vũng Tàu – Thiết bị điện 24 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về rơ le ngay dưới bài viết này.
1. Rơ le là gì ?
Rơ le (relay) là một chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ-le tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch. Dòng điện qua cuộn dây có thể được bật hoặc tắt, vì thế rơ-le có hai vị trí chuyển mạch qua lại.
Relay được coi như một chiếc công tắc điện bởi nó cũng có 2 trạng thái là BẬT và TẮT. Ở trạng thái BẬT hay TẮT thì sẽ phụ thuộc vào việc có dòng điện chạy qua nó hay không.
Ngày nay, Relay là một thiết bị điện thông dụng với rất nhiều dạng để thực hiện những chức năng khác nhau. Nó được sử dụng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp các tủ điện, tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.
Xem thêm: ĐIỆN 3 PHA LÀ GÌ ?
2. Cấu tạo của rơ le
Cấu tạo chung của các loại rơ le thường gồm các bộ phận chính sau đây:
- Nam châm điện: là một cuộn dây có dòng điện chạy qua, tạo ra một từ trường hút một tấm sắt non hoặc một cần dẫn động.
- Cần dẫn động: là một thanh kim loại có thể chuyển động do lực hút của nam châm điện, kết nối với các tiếp điểm đóng cắt.
- Tiếp điểm: là các cặp kim loại có thể tiếp xúc hoặc cách ly nhau do cần dẫn động, để đóng cắt các mạch điện khác nhau.
- Vỏ: là phần bọc bảo vệ các bộ phận bên trong của rơ le, có thể làm bằng nhựa, kim loại hoặc gốm.
3. Chức năng của rơ le
- Theo dõi, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.
- Tách các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.
- Dùng để chuyển mạch nhiều dòng điện, điện áp sang các tải khác nhau. Bằng cách sử dụng một tín hiệu điều khiển.
- Một số loại có thể cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.
Xem thêm: ĐIỆN 3 PHA LÀ GÌ ?
4. Phân loại rơ le
Có nhiều loại rơ le với chức năng và nguyên lí làm việc khác nhau. Do vậy có nhiều cách để phân loại chúng:
Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành
- Loại có tiếp điểm: Loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm
- Loại không tiếp điểm (rơ le tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành trong mạch điện điều khiển như: điện cảm, điện dụng, điện trở…
Phân theo nguyên lí làm việc
- Relay nhiệt
- Relay từ
- Relay điện cơ
- Relay điện từ- bán dẫn, vi mạch
- Ralay số
Phân theo đặc tính tham số
Bao gồm các loại như: rơ le dòng điện, rơ le công suất, rơ le tổng trở,…
Phân theo cách mắc cơ cấu
- Theo cách mắc cơ cấu sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
- Theo cách mắc cơ cấu thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.
Qua bài chia sẻ trên, Thiết bị điện Vũng Tàu – Thiết bị điện 24 đã cung cấp một vài thông tin cơ bản về rơ le. Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc lựa chọn loại phù hợp cho hệ thống điện của gia đình và công nghiệp.
Xem thêm: ĐIỆN 3 PHA LÀ GÌ ?
Ib hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ mua hàng.